Giao thừa là thời khắc chuyển giao quan trọng của đất trời và có ý nghĩa to lớn trong lễ nghi truyền thống của gia đình Việt. Trong đó, văn khấn giao thừa ngoài trời được xem là điều không thể thiếu trong đêm cúng giao thừa của các gia đình. Vậy bài khấn như thế nào là chuẩn xác, Riokupon sẽ gửi đến bạn ngay qua bài viết này. Theo dõi nhé!
Ý nghĩa của việc cúng giao thừa ngoài trời
Giao thừa là thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới khi trời đất giao thoa, vạn vật bừng sức sống. Vì vậy việc cúng giao thừa được xem như một nghi lễ xua đuổi những điều xấu, đón may mắn và tài lộc đến với mọi người. Đồng thời, văn khấn giao thừa ngoài trời được đọc lên như lời cầu mong điều hạnh phúc, vui vẻ đến với gia đình.
Với ý nghĩa như vậy, việc cúng giao thừa ngoài trời được xem như một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt. Hơn nữa, nó được lưu truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ mang những giá trị tinh thần to lớn.
Mâm cúng giao thừa ngoài trời
Mâm cúng giao thừa ngoài trời sẽ khác nhau tùy theo mỗi vùng miền và điều kiện của từng gia đình. Theo truyền thống, thông thường lễ vật cho mâm cúng giao thừa ngoài trời sẽ bao gồm những món đồ cơ bản sau đây:
- Mâm ngũ quả, trái cây, hoa.
- Trầu, cau.
- Trà, rượu.
- Muối, gạo.
- Đèn, nhang.
- Vàng mã, mũ áo thần linh.
- Các món ăn mặn (gà luộc, thịt lợn, các món canh, chiên, xào, cơm,...) hoặc các món ăn chay (chè, xôi, đậu...).
- Bánh chưng, bánh tét.
- Bánh kẹo, nước ngọt.
Ngoài ra, gia chủ còn có thể thêm vào mâm cúng các lễ vật khác tùy theo điều kiện của gia đình. Khi thời khắc giao thừa chuyển giao, gia chủ tiến hành thắp hương, thắp đèn, rót rượu và khấn vái ơn trên. Theo truyền thống, lễ cúng giao thừa ngoài trời được tiến hành ngay khi giao thừa điểm. Làm như vậy theo quan niệm sẽ thu hút linh khí, tài lộc, thịnh vượng đến gia đình của mình.
Bên cạnh đó, lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ tiến hành trước rồi mới đến lễ cúng trong nhà. Điều đó thể hiện sự tôn nghiêm mà gia chủ dành cho thần linh, tôn thần, các vị thần cai quản ngụ tại nơi mình sinh sống.
Văn khấn giao thừa ngoài trời chuẩn nhất
Hiện nay, có rất nhiều mẫu văn khấn giao thừa ngoài trời mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn mẫu văn khấn chuẩn xác và thể hiện sự thành tâm khi cúng vái. Dưới đây là bài văn khấn giao thừa ngoài trời cổ truyền mà bạn có thể sử dụng trong nghi thức chào đón năm mới Quý Mão 2023 sắp tới:
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, các vị thần linh.
- Con kính lạy Đức Di Lặc Tôn Phật.
- Con kính lạy Đức Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn chúng sinh.
- Con kính lạy các chư vị Hoàng Thiên, Hậu Thổ cùng các chư vị tôn thần.
- Con kính lạy ngài cựu niên Hành khiển, Hành binh, Phán quan, chư vị tôn giả.
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần cai quản bốn phương tám hướng, chư vị thần linh cai quản bản xứ.
Nay là giây phút giao thừa năm Nhâm Dần với năm Quý Mão.
Con là:.... sinh năm…. hiện ngụ tại xóm/khu phố…. xã/phường…. quận/ huyện…. tỉnh/thành phố…..
Giờ phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ đi qua, đón mừng năm mới, âm dương hòa hợp. Ngài Thái Tuế tôn thần giám sát vạn dân, bảo hộ chúng sinh vâng lệnh Ngọc Hoàng thượng đế ban phát lộc đức cho con dân.
Nhân buổi tân xuân, gia đình chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ trà rượu, cung trần bày lên trước án. Trước cúng dường Phật, các Thánh, dâng hiến tôn thần, đốt nén hương nhang, thành tâm bái thỉnh.
Chúng con kính mời chư vị Thần, Phật, Tôn Thần và các vị thần linh cai quản bản xứ cúi xin giáng lâm, thụ hưởng lễ vật, hương hoa, ban chút phước lành cho gia đình con.
Nguyện cho gia đình bình an vạn sự, minh niên khang thái, bốn mùa tám tiết được hưng thịnh, vạn sự hanh thông, ngày ngày được hưởng lộc ơn trên. Con cháu sung túc, ấm no, người người nhà nhà vui vẻ đều khỏe mạnh, mọi sự tốt lành. Ban cho gia đạo bình yên, êm ấm, hạnh phúc, tài lộc đủ đầy, mọi việc thuận lợi.
Chúng con kính cẩn tiến dâng chút lễ vật mọn, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chư vị Thần, Phật bốn phương tám hướng, các vị tôn thần, các vị thần bản xứ cai quản chứng giám, phù hộ độ trì năm mới bình an.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Những lưu ý khi cúng giao thừa ngoài trời
Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật và tìm hiểu văn khấn giao thừa ngoài trời, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
- Giờ cúng giao thừa đúng và tốt nhất là vào giờ Tý, thời khắc 12 giờ đêm ngày 30 Tết (ngày cuối cùng của năm cũ). Đây cũng là thời khắc chuyển giao năm cũ, bước qua năm mới hội tụ sinh khí cao, mang đến may mắn, phước lành.
- Cúng giao thừa ngoài trời được diễn ra trước rồi mới đến cúng giao thừa trong nhà
- Văn khấn giao thừa ngoài trời khác với văn khấn cúng tất niên và văn khấn mùng 1 tết. Những lễ cúng này đều rất quan trọng và diễn ra liền kề nhau. Tuy vậy, chúng mang ý nghĩa cũng như cách khấn khác nhau hoàn toàn.
- Khi tiến hành cúng giao thừa ngoài trời cần ăn mặc chỉnh tề, thành tâm khấn vái dâng lễ vật để các chư vị Thần linh chứng giám, phù hộ cho gia đình năm mới viên mãn.
Văn khấn giao thừa ngoài trời và những thông tin liên quan về lễ cúng được cung cấp trong bài viết này hy vọng sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho thời khắc tân xuân sắp đến. Chúc bạn và gia đình có một năm mới bình an, may mắn và hạnh phúc tràn đầy. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều điều thú vị về các phong tục Việt ngày tết nhé.
Jane Phạm